Cà vẹt xe là một loại giấy tờ không thể thiếu khi điều khiển xe máy và ô tô. Nhưng không phải ai cũng biết cà vẹt xe là gì? làm cavet xe giả bị phạt bao nhiêu tiền ?. Nếu chưa có câu trả lời về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc nhé.
Làm cavet xe là gì ?
Cà vẹt xe là giấy tờ để chứng minh một chiếc xe chính chủ của người sở hữu. Trong cà vẹt xe chứa những thông tin nhất định của chiếc xe đó. Ngoài ra nó còn được trưởng công an tỉnh ký xác nhận và chứng thực.
Cà vẹt xe là một loại giấy tờ được dùng làm cơ sở pháp lý để tránh những tranh chấp về tài sản của công dân. Chính vì vậy, khi sảy ra tranh chấp thì bên phía chính quyền sẽ lấy những thông tin trên cà vẹt xe để chứng minh.
Cán bộ công an sử dụng vẹt xe để xác minh chủ xe khi xảy ra tai nạn hoặc gây tai nạn khi lưu thông. Đối với xe bị mất cắp hoặc bị thay đổi khung…cán bộ công an sẽ dùng vẹt xe để điều tra đường dây mua bán và trộm cắp tài sản.
Trên cà vẹt xe có chứa những thông tin nhất định của chủ sở hữu như: nhãn hiệu, màu xe, loại sơn, số người được phép chở, biển số đăng ký và thông tin của chủ sở hữu xe.
Quy định về việc làm cavet xe
– Phôi và phù hiệu: Trong trường hợp làm cà vẹt giả thì hoa văn trên phôi cà vẹt xe và huy hiệu ngành sẽ không được sắc nét, ngược lại nếu hình ảnh hoa văn sắc nét và chi tiết thì đó là cà vẹt thật. Huy hiệu ngành khi nhìn kỹ sẽ thấy nó nổi lên.
– Sợi kim tuyến: Nếu cà vẹt giả thì sợi kim tuyến to và thô. Đối với cà vẹt thật thì trên cà vẹt có một số sợi kim tuyến nhỏ, đây là điểm quan trọng nhằm mục đích giúp các chủ xe nhận biết được cà vẹt xe thật và giả.
– Kiểm tra thông quá đèn UV: Trong trường hợp chúng ta chiếu tia UV vào cavet, huy hiệu ngành được ẩn ở mặt trước sẽ xuất hiện, nếu huy hiệu ngành đẹp và sắc nét đó là cà vẹt thật. Cà vẹt luôn được in huy hiệu chìm và không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ xuất hiện khi chúng ta soi đèn bằng tia UV. Loại đèn này được bán khá phổ biến thường được Cảnh sát giao thông, những người mua bán xe sử dụng…để kiểm tra cà vẹt hoặc tiền.
Phân biệt cà vẹt xe thật và giả khi làm cavet xe
Để có thể phân biệt được cà vẹt xe là thật hay giả có thể dựa vào những chi tiết sau:
Những chi tiết phôi và phù hiệu
– Cà vẹt thật: Những hoa văn được in trên phôi cavet và huy hiệu ngành rất sắc nét, hình ảnh chi tiết, rõ ràng. Khi chiếu tia UV vào cà vẹt thì huy hiệu ngành ẩn ở mặt trước sẽ xuất hiện.
– Cà vẹt giả: Những hoa văn in trên phôi cà vẹt và huy hiệu ngành đều không rõ ràng, hình ảnh có thể bị mờ nhạt hoặc bị nhòe khó thể thấy.
Các thông tin trên cavet:
– Cavet thật: Những thông tin in lần đầu như: Tên chủ xe, địa chỉ, nhãn hiệu xe, số máy, màu sơn, số khung, biển số đều được in Iaser, chữ liền nét (màu xanh lá). Thông tin lần hai in kim (màu vàng).
– Cà vet giả: Tất cả thông tin đều là chữ in Iaser
Sợi kim tuyến:
– Cà vet thật: Rất ít người để ý trên cà vẹt xe có một sợi kim tuyến nhỏ. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt và nhận biết cà vẹt thật giả. Với cà vẹt thật thì sợi kim tuyến sẽ mỏng và sắc nét.
– Cà vẹt giả: Cà vẹt giả có sợi kim tuyến to và thô.
Như vậy để phân biệt được cavet xe giả và thật thì chúng ta có thể sử dụng đèn UV để kiểm tra các chi tiết trên hoa văn và phù hiệu do cà vẹt xe luôn được in huy hiệu chìm và khó có thể nhìn thấy.
Làm cavet xe giả bị phạt bao nhiêu tiền ?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 314 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức:
– Phạt tiền từ: 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với những trường hợp: Những người làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với những trường hợp sau: Phạm tội có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm.
Theo cấu thành tội phạm thì hành vi tạo ra giấy tờ xe giả bằng những phương pháp nhất định nhằm lừa dối cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân và “lừa dối” chính là người phạm tội sử dụng giấy tờ làm giả này nhằm khiến cho các đối tượng đó tin là thật. Người thực hiện hành vi này với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến sự quản lý hành chính của nhà nước trong đó cụ thể là Cà vẹt xe giả ( giấy tờ xe giả). Vì thế, tùy vào mức độ thực hiện tội phạm, người thực hiện hành vi làm giả Cà vẹt xe có thể bị truy cứu theo các khoản của tội phạm làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Hồ sơ làm lại cà vẹt xe bị mất
* Giấy đăng ký xe: Chủ xe có trách nhiệm kê khai đúng, đầy đủ các nội dung trong giấy khai đăng ký xe theo mẫu.
* Giấy tờ của chủ xe:
– Chủ xe là người Việt Nam: Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu.
Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên (trường hợp không có giấy chứng minh của lực lượng vũ trang).
– Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về sinh sống, làm việc tại Việt Nam: Xuất trình Sổ tạm trú hoặc Sổ hộ khẩu hoặc Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu.
– Chủ xe là người nước ngoài:
+ Người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng);
+ Người nước ngoài làm việc, học tập ở Việt Nam: Xuất trình thị thực (visa) thời hạn từ một năm trở lên hoặc giấy tờ khác có giá trị thay visa.
– Chủ xe là cơ quan, tổ chức:
+ Chủ xe là cơ quan, tổ chức Việt Nam: Xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến đăng ký xe. Xe doanh nghiệp quân đội phải có Giấy giới thiệu do Thủ trưởng Cục Xe – Máy, Bộ Quốc phòng ký đóng dấu;
+ Chủ xe là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng) của người đến đăng ký xe;
+ Chủ xe là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ: Xuất trình căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đến đăng ký xe.
– Trường hợp chủ xe ủy quyền cho người khác: Người được ủy quyền đến giải quyết các thủ tục đăng ký xe, ngoài giấy tờ của chủ xe như trên thì còn phải xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh ngoại giao, Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng).
(Điều 7, 9, khoản 3 Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA)
Nơi nộp hồ sơ làm lại cà vẹt xe bị mất
Tùy từng trường hợp mà người có yêu cầu cấp lại cà vẹt xe bị mất nộp hồ sơ tại các cơ quan sau đây:
– Cục Cảnh sát giao thông đăng ký xe của Bộ Công an; xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và xe ô tô của người nước ngoài làm việc trong cơ quan đó; xe ô tô của các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA.
– Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký các loại xe sau đây:
+ Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơmi rơmoóc, xe mô tô dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe quyết định tịch thu và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương;
+ Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe có kết cấu tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở.
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương mình.
(khoản 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA)
Thời hạn giải quyết cấp lại cà vẹt xe
Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp lại cà vẹt xe bị mất là không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
(khoản 5 Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BCA)
Mọi vướng mắc pháp lý về làm cavet xe hãy gọi ngay game bài đổi thưởng để được luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến.