Hiện nay, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp là một hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được hiểu đơn giản là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận và không tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Với hình thức này, nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế mà không tham gia trực tiếp vào việc ra quyết định, quản trị tổ chức kinh tế. Bài viết dưới đây game bài đổi thưởng sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đầu tư 2020.
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư.
– Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT về biểu mẫu đầu tư
Theo quy định hiện nay nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần đều phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty dự định góp vốn, mua cổ phần, đặt trụ sở theo điều 24, 25, 26 của luật đầu tư 2020.
Một số quy định về đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
Quy định về điều kiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
Theo Khoản 2 Điều 24 Luật đầu tư năm 2020 đã đưa ra quy định về hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp như sau:
“Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.”
Như vậy, ta nhận thấy, tại Luật đầu tư năm 2020 so với Luật Đầu tư 2014 thì đã bổ sung thêm nội dung về điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế là phải đáp ứng về quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển được quy định cụ thể tại điểm c Khoản 2 Điều 24 Luật đầu tư năm 2020 và bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được quy định cu thể tại điểm b Khoản 2 Điều 24 Luật đầu tư năm 2020. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý để hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp diễn ra thuận lợi, chính xác và đảm bảo các yêu cầu của pháp luật Việt Nam.
Các trường hợp phải xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các trường hợp bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
– Pháp luật quy định bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài đối với tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
– Pháp luật quy định bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài đối với việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
Tuy nhiên, căn cứ trên thực tế khi xử lý, kể cả các trường hợp công ty 100% vốn nước ngoài khi thực hiện bổ sung thành viên, cổ đông cũng phải xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần sau đó mới thay đổi đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư.
Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
Theo Điều 25 Luật đầu tư năm 2020 quy định về các hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp với nội dung như sau:
“Điều 25. Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần bằng cách mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần, còn với các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh có thể góp vốn thêm vào để tăng vốn điều lệ công ty. Trường hợp này doanh nghiệp phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Cần lưu ý đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần công ty cổ phần thì phải mua từ công ty hoặc cổ đông. Nếu muốn mua phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn thì mua từ thành viên công ty, mua phần vốn góp của công ty hợp danh thì mua từ thành viên góp vốn.
Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
Theo Điều 26 Luật đầu tư năm 2020 đã đưa ra quy định về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp với nội dung như sau:
– Đầu tiên, các chủ thể là nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế theo đúng quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, đăng ký đầu tư nước ngoài.
– Các chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Các chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
+ Các chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật đâu tư năm 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế.
+ Các chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
– Đối với các nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định cụ thể được nêu trên thì sẽ thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật đầu tư năm 2020.
– Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều 26 Luật đầu tư năm 2020.
Như vậy, pháp luật đầu tư đã ban hành quy định về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Các chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia đầu tư tại Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cần đáp ứng và tuân thủ các quy định được nêu trên để bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như đảm bảo được hoạt động quản lý của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần. Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn những thủ tục pháp lý nhanh chóng nhất.